Nguyên nhân ngành y tỷ lệ 'chọi' không cao nhưng khó vào
Sinh năm 1965 tại Hà Nội, cô Phạm Thị Hiền sớm phải đối diện với khó khăn khi một cơn sốt bại liệt năm hơn 1 tuổi đã cướp đi khả năng vận động, khiến cho cuộc sống của cô trở thành một cuộc chiến không ngừng nghỉ. Dù cơ thể bị khiếm khuyết, nhưng trái tim của cô chưa bao giờ chịu khuất phục. Chính sự kiên cường, cùng tình yêu thương vô hạn từ gia đình đã giúp cô Hiền vượt qua những tháng ngày đau đớn, mặc dù di chứng của bệnh vẫn bám theo suốt cuộc đời.Từ những ngày đầu tập tễnh với nghề may, cô Hiền không ngừng học hỏi, vươn lên để trở thành một tấm gương sáng về nghị lực và sự cống hiến. Tham gia Hội Người khuyết tật Q.Hoàn Kiếm từ năm 2009, cô Hiền đã giúp đỡ những người cùng hoàn cảnh, tạo cơ hội việc làm và phát triển các dự án mang lại lợi ích bền vững cho người yếu thế. Một trong những dự án tiêu biểu chính là "Hoa vải tái chế tạo sinh kế cho phụ nữ khuyết tật".Cô Phạm Thị Hiền kết nối với các nhà xưởng, đơn vị thời trang may mặc đồng hành hỗ trợ phụ nữ khuyết tật. Những tấm vải vụn đủ kích cỡ, màu sắc thường bỏ lại sau may vá, không có giá trị sử dụng, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đã được những "người thợ đặc biệt" tạo thành sản phẩm ý nghĩa.Tại xưởng tái chế vải vụn, cô Phạm Thị Hiền tận tình hướng dẫn, chỉ dạy các hội viên nữ gia công sản phẩm hoàn thiện. Dưới bàn tay khéo léo và tâm huyết của hội viên phụ nữ trong Hội Người khuyết tật Q.Hoàn Kiếm, tấm vải vụn thô ban đầu biến hóa thành sản phẩm nghệ thuật độc đáo. Đó có thể là những bông hoa đủ sắc màu, chiếc nơ nhỏ xinh, giỏ hoa, chiếc khẩu trang hay bức tranh xinh đẹp… Vừa trực tiếp giảng dạy, cô Hiền còn chủ động tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm.Cô Hiền chia sẻ: "Những phụ nữ khuyết tật thường cảm thấy tự ti, không có cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội, thậm chí còn bị phân biệt đối xử. Tôi muốn tạo ra một sân chơi, nơi mà họ không chỉ có việc làm mà còn được thể hiện sự sáng tạo, được công nhận và tôn vinh".Dự án này không chỉ giúp chị em khuyết tật có nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Năm 2024, dự án đã vinh dự đạt giải khuyến khích cuộc thi "Phụ nữ thủ đô Khởi nghiệp sáng tạo - Chuyển đổi xanh". Đây không chỉ là sự ghi nhận cho những nỗ lực bền bỉ mà còn là động lực để cô Hiền và các thành viên tiếp tục mở rộng mô hình, giúp đỡ thêm nhiều người yếu thế.Với ước mơ mở rộng quy mô dự án, đào tạo nghề cho nhiều người khuyết tật hơn nữa, cô Hiền luôn cố gắng nỗ lực để có được sự đồng hành từ các mạnh thường quân, tổ chức phi Chính phủ và cộng đồng. Sự đóng góp dù nhỏ cũng có thể giúp những người yếu thế có được cuộc sống tốt đẹp hơn, tự tin hơn và không bị bỏ lại phía sau.Chương trình Trạm yêu thương, chủ đề "Hành trình rực rỡ" kể câu chuyện về cô Phạm Thị Hiền, một người phụ nữ dũng cảm và kiên cường, hình mẫu cho nghị lực vươn lên trong cuộc sống, lan tỏa tình yêu thương dành cho cộng đồng người khuyết tật, phát sóng vào 10 giờ ngày 15.2 trên kênh VTV1.FBI trả lại hiện vật từng bị cướp cho Nhật Bản
Đó là thông tin được ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh chia sẻ tại buổi họp báo diễn ra trong chiều 25.3, tại Hà Nội về chuỗi hoạt động và hội nghị với chủ đề: "Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh", do Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1.4.1959 - 1.4.2024).
Nhật Bản chờ dấu mốc lịch sử
Joker: Folie à Deux nhận đến 7 đề cử Mâm xôi vàng, bao gồm Nam/Nữ diễn viên tệ nhất cho 2 ngôi sao Joaquin Phoenix và Lady Gaga. Theo sau là Borderlands, Madame Web, Megalopolis, Reagan với 6 đề cử cho mỗi phim. Joker: Folie à Deux do Warner Bros. Pictures sản xuất, Todd Phillips đạo diễn, tốn chi phí sản xuất đến 200 triệu USD nhưng chỉ thu về 206 triệu USD, xem như lỗ nặng. Đây là phần tiếp theo của bộ phim Joker (cũng do Todd Phillips đạo diễn) đạt thành tích doanh thu 1,07 tỉ USD vào năm 2019. Dù phần 2 có thêm sự góp mặt của Lady Gaga nhưng những gì mang lại cho khán giả là nỗi thất vọng nặng nề. Trang Collider từng xếp Joker: Folie à Deux đứng đầu bảng trong top 10 phim tệ nhất năm 2024.Giải Mâm xôi vàng "xướng tên" những tác phẩm điện ảnh được xem là tệ hại của Hollywood trong năm. Giải này bắt đầu vào đầu những năm 1980. "Những bộ phim và nghệ sĩ thắng giải" luôn được công bố một ngày trước lễ trao giải Oscar.Dưới đây là danh sách những bộ phim nhiều khả năng nhận giải Mâm xôi vàng năm 2025: Joker: Folie à Deux, Borderlands, Madame Web, Megalopolis và Reagan. Nhiều ngôi sao xuất hiện trong danh sách đề cử diễn tệ nhất: Joaquin Phoenix, Jack Black, Dennis Quaid, Cate Blanchett, Lady Gaga, Jennifer Lopez, Dakota Johnson…Mặc dù kết quả giải Mâm xôi vàng chỉ cho vui nhưng giải này đã bị chỉ trích trong những năm gần đây khi năm 2023 đã đề cử một diễn viên nhí 12 tuổi, sau đó phải hủy bỏ. Ban tổ chức Mâm xôi vàng cũng hủy bỏ giải dành cho Bruce Willis sau khi gia đình ông công khai việc chẩn đoán nam tài tử mắc chứng mất ngôn ngữ và hủy đề cử cho vai diễn của Shelley Duvall trong phim The Shining do cô bị bệnh tâm thần khi chịu áp lực khủng khiếp từ đạo diễn Stanley Kubrick lúc diễn xuất.
Điện Kremlin hôm nay 4.3 cho rằng việc Mỹ tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine sẽ là đóng góp tốt nhất cho mục tiêu hòa bình, nhưng nhấn mạnh Nga cần làm rõ các chi tiết về động thái của Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo Reuters."Rõ ràng, Mỹ là nhà cung cấp chính cho cuộc chiến này cho đến nay. Nếu Mỹ ngừng là (nhà cung cấp vũ khí) hoặc đình chỉ các nguồn cung cấp này, thì có lẽ đó sẽ là đóng góp tốt nhất cho mục đích hòa bình", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov bình luận.Ông Peskov cho biết thêm Nga hoan nghênh tuyên bố của ông Trump về mong muốn hòa bình ở Ukraine. "Chúng tôi nghe tuyên bố của ông ấy về mong muốn mang lại hòa bình cho Ukraine và điều này rất đáng hoan nghênh. Chúng tôi thấy một số điều nhất định và nhận được một số thông tin nhất định về những hành động được đề xuất theo hướng này... Nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục xem tình hình diễn biến như thế nào trong thực tế", ông Peskov nhấn mạnh.Trước đó, một quan chức Nhà Trắng ngày 3.3 cho hay Tổng thống Trump đã tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine sau cuộc tranh cãi dữ dội giữa ông với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng hôm 28.2.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Tổng thống Zelensky. Reuters ngày 4.3 dẫn lời một nghị sĩ cấp cao của Ukraine cho rằng việc Tổng thống Trump tạm dừng mọi viện trợ quân sự cho Ukraine có vẻ như ông đang thúc đẩy Kyiv đầu hàng theo các điều khoản của Moscow.Cũng trong ngày 4.3, phát ngôn viên Pawel Wronski của Bộ Ngoại giao Ba Lan khẳng định Tổng thống Trump đã đưa ra quyết định tạm dừng viện trợ cho Ukraine mà không tham khảo ý kiến của các đồng minh, theo Reuters."Đây là một quyết định rất quan trọng và tình hình rất nghiêm trọng... Quyết định được đưa ra mà không có bất kỳ thông tin hoặc tham vấn nào, không phải với các đồng minh NATO, cũng không phải với Ramstein, nhóm có liên quan đến việc hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến của nước này", phát ngôn viên Wronski nói.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Mỹ đối với phát ngôn trên của phía Nga cũng như Ba Lan.
Đã tìm thấy người đàn ông từ Bình Định vào TP.HCM rồi biệt tích
Tại Nhật Bản, nơi có khá nhiều người Việt sinh sống và làm việc, Tết Nguyên đán thường được tổ chức đơn giản nhưng đầy ấm áp. Để chuẩn bị những mâm cơm tất niên, các gia đình thường tìm mua nguyên liệu như gạo nếp, lá dong hoặc lá chuối để gói bánh chưng, bánh tét. Thậm chí, không ít người còn tự tay làm giò chả, dưa hành để giữ nguyên hương vị tết.Tại Nhật Bản ăn Tết Dương lịch nên dịp Tết Nguyên đán mọi người vẫn phải đi làm bình thường. Vì vậy, họ tranh thủ ngày cuối tuần trước tết để cùng nhau tổ chức những sự kiện như biểu diễn văn nghệ, giao lưu, trò chuyện. Đối với những người xa quê, đây là dịp để gắn kết cộng đồng và lan tỏa văn hóa Việt. Chị Phạm Thị Trang (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) hiện đang làm việc tại tỉnh Yamagata, Nhật Bản. Chị cho biết, những ngày Tết Nguyên đán vẫn đi làm ở nhà máy, chỉ nghỉ thứ bảy và chủ nhật như bình thường. Một trong hai ngày đó, người trong phòng sẽ cùng nhau nấu nướng, tổ chức ăn uống. Vì giờ giấc làm việc khác nhau nên bình thường mọi người sẽ ăn riêng và xem tết là dịp cùng ngồi lại với nhau. Mỗi người đảm nhận một món, cuối cùng có mâm cơm tất niên đầy đủ, ấm cúng."Mâm cơm không thể thiếu bánh chưng, nem rán và giò chả… Ở Nhật có rất nhiều cửa hàng bán đồ Việt Nam nên việc mua nguyên liệu rất dễ dàng. Cái thiếu thốn duy nhất khi đón tết ở đây là không khí gia đình. Những ngày đó, mình gọi điện về nhà liên tục để hỏi thăm mẹ sắm sửa đón tết như thế nào. Mẹ mình có thói quen sẽ để điện thoại video call khoảnh khắc giao thừa nên mình sẽ xem nếu hôm sau nghỉ làm", chị Trang nói. Không chỉ những người đang làm việc tại Nhật Bản, những nàng dâu Việt ở nước ngoài cũng có những cảm xúc vui buồn đan xen dịp tết cận kề. Câu chuyện của chị Đặng Bích Thảo (31 tuổi), một nàng dâu Việt hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản là minh chứng rõ nét cho những trải nghiệm đó. Chị Thảo quê ở Thái Nguyên và hiện đang là một chăm sóc viên (Kaigo). Ban đầu, chị quyết định sang Nhật để trải nghiệm cuộc sống mới, kiếm tiền đi du lịch và chỉ định ở lại đây trong vòng hai năm. Tuy nhiên, khi gặp gỡ người chồng hiện tại, chị quyết định ở lại Nhật đến bây giờ.Với chị Thảo, Tết Nguyên đán mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nhớ lại năm đầu tiên đón tết xa nhà trong thời điểm dịch Covid-19, chị không giấu được sự hụt hẫng và nỗi nhớ quê hương. "Mình đã khóc rất nhiều khi không được về nhà. Đó là một cảm giác rất buồn và hụt hẫng", chị Thảo chia sẻ.Việc giữ gìn phong tục tết Việt Nam ở Nhật Bản đối với chị Thảo gần như không thể thực hiện được. Một phần vì tại Nhật Bản không đón Tết Nguyên đán, một phần vì thiếu đi những hình ảnh quen thuộc như cây đào, cây quất… điều này khiến không khí trở nên ảm đạm hơn. "Không khí tết là không có luôn. Ở Việt Nam, nhìn cây đào, cây quất là đã thấy tết, nhưng ở đây thì hoàn toàn không có phong tục đó", chị chia sẻ.Để vơi bớt nỗi nhớ, chị cùng mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm bánh chưng và chả lụa, gà luộc… sau đó tụ tập tại nhà bạn bè. Những món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và tiện lợi, điều này giúp tiết kiệm thời gian vì ai cũng bận rộn với công việc. Dù vậy, không khí quây quần, vui vẻ vẫn là điều quan trọng nhất trong những ngày đầu năm mới, góp phần làm vơi đi nỗi nhớ quê hương. Mặc dù không đủ đầy như ở Việt Nam, chị Thảo vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc trong cuộc sống mới. "Hạnh phúc là do mình tự tạo, ăn tết nơi xứ người nhưng vẫn có không khí ở Việt Nam", chị Thảo chia sẻ. Chị Hồ Thảo Nguyên (29 tuổi, quê ở Hà Tĩnh), hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị đến Nhật vào năm 2017 với tư cách là du học sinh và ở lại hai năm sau khi hoàn thành học. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chị Nguyên quyết định trở về Việt Nam. Trong một khoảng thời gian buồn bã, chị đã vô tình gặp một người bạn qua một ứng dụng hẹn hò của Nhật. Cả hai trò chuyện, cảm thấy yêu thương và hợp nhau, rồi tiến đến hôn nhân sau 4 năm hẹn hò.Nhớ lại năm đầu tiên đón tết ở Nhật, chị Nguyên không kìm nổi nước mắt vì nhớ quê hương, nhớ gia đình và nhớ những ngày tết ấm cúng bên mâm cơm đoàn viên. Chị vẫn luôn cố gắng chuẩn bị một mâm lễ tết nhỏ cho gia đình mình vào đêm 30 hoặc ngày mùng 1 đầu năm. Hoa đào, mâm ngũ quả, bánh chưng và xôi gà, mâm cơm thể hiện sự nhớ nhà. Và rồi như thường lệ, tôi sẽ gọi điện về Việt Nam để tạm biệt năm cũ và chúc mừng năm mới", chị Nguyên chia sẻ.